Tìm hiểu về công nghệ sinh học
Tìm hiểu về công nghệ sinh học
Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học (Biotechnology), hiểu một cách đơn giản là việc khai thác, chiết tách các hoạt chất từ các vi sinh vật, tế bào thực vật để sản xuất các sản phẩm sinh học phục vụ cho nhu cầu của con người.
Trong y học, công nghệ sinh học được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm vắc-xin, thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên.Có thể nói, đây là một bước tiến lớn nhằm mang đến những giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
Vì sao nên chọn sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học?
Công nghệ sinh học là công nghệ kỹ thuật cao, là thành tựu mới của nền y dược học. Một sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học có thể hiểu đó là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất kỹ càng bởi những chuyên gia hàng đầu và doanh nghiệp có uy tín.
Chính vì vậy, chất lượng của sản phẩm được đảm bảo rất cao. Công nghệ sinh học giúp ly trích đúng những thành phần, hoạt chất có tác dụng từ các loại thực vật, đảm bảo tính tinh khiết của hoạt chất. Từ đó, công dụng của sản phẩm được nâng cao và hạn chế đến mức thấp nhất tác dụng không mong muốn.
Sản phẩm công nghệ sinh học rất an toàn và thân thiện với môi trường.
Qua từng thời kỳ phát triển, công nghệ sinh học chia thành 3 giai đoạn chính:
- Công nghệ sinh học truyền thống: Công nghệ sinh học truyền thồng được định hình nhằm chế biến các sản phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm… bằng các phương pháp truyền thống như: xử lý đất đai, phân bón,…. nhằm phục vụ cho một số lĩnh vực như: nông nghiệp, cây trồng, chăn nuôi; hay tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt.
- Công nghệ sinh học cận đại:Công nghệ sinh học cận đại có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hoạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym, v.v….
- Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ sinh học hiện đại thường thấy như Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường.
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong đời sống
Dựa theo lĩnh vực xã hội có thể chia công nghệ sinh học thành các mảng như:
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong thực phẩm.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong môi trường.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong thủy sản.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong y dược.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong năng lượng.
- Công nghệ sinh học ứng dụng trong hóa học và vật liệu.
Ngoài khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng, công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Sinh viên có khả năng thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu; sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp,.. đang được xã hội quan tâm. Trước tình hình nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để giải quyết các vấn đề trên, cùng những lợi thế đầy tiềm năng đến từ ngành công nghệ quan trọng này, Công nghệ sinh học đã trở thành một trong những ngành nghề mũi nhọn của thời đại công nghệ cao. Từ việc vận hành, bảo trì các thiết bị ứng dụng hiện đại cho đến nghiên cứu phát triển sản phẩm công nghệ sinh học, điều hành sản xuất, quản lý và đảm bảo chất lượng sản phẩm tại các nhà máy đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về công nghệ sinh học.
Ngành Công nghệ sinh học được xác định là ngành học của tương lai. Ngành học này đã và đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Vì vậy, cơ hội việc làm luôn luôn rộng mở đối với sinh viên ngành Công nghệ sinh học.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết liên quan
- Phương pháp lấy máu tự thân PRP là gì? Quy trình iPSC-PRP-KIT
- Quy trình iPSC-PRP-KIT . Lấy máu tự thân, huyết tương giàu tiểu cầu PRP
- Phương pháp Kjeldahl là gì?
- Phân biệt máy trợ thở xâm lấn và máy trợ thở không xâm lấn
- Phương pháp tệt trùng bằng ethylene oxide (EO)
- Các dạng sóng trên Monitor theo dõi bệnh nhân
- Phương pháp xác định hàm lượng béo Gerber
- Phân biệt sấy lạnh, sấy chân không và sấy thăng hoa